HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG THCS XÃ HOẰNG HẢI Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trước, trong và sau tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG THCS XÃ HOẰNG HẢI
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trước, trong
và sau tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 20/01/2025 công an xã hoằng Hải phối hợp với trường THCS tổ chức buổi tuyên truyền cho 192 em học sinh và các thầy cô. Các đồng chí công an xã đã tuyên truyên các nội dung cụ thể sau.
Các em học sinh được nghe các bài tuyên truyền
I) An toàn giao thông
- Tuyên truyền các quy định an toàn giao thông:
+ Không điều khiển phương tiện không đúng với độ tuổi quy định; khi tham gia giao thông không dàn hàng từ 3 hàng trở lên; không sử dụng chất kích thích, ô dù khi điều khiển xe; không tụ tập, dừng, để xe dưới lòng đường; không nẹt pô, độ chế, lạng lách đánh võng; khi ngồi sau xe phải đội mũ bảo hiểm, không chở 2 chở 3 (nhiều phụ huynh khi đón con tan học không đội mũ bảo hiểm cho con, tuyên truyền để các e nhắc nhở cha mẹ phải mang theo mũ bảo hiểm)
+ Theo quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì người dưới 16 tuổi không được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. Hình thức xử phạt: Tạm giữ xe, phạt cảnh cáo, gửi thông báo cho nhà trường làm hồ sơ kỷ luật, xử phạt 5 triệu đối với chủ phương tiện khi giao phương tiện cho người chưa đủ điều kiện tham gia giao thông.
Cán bộ công an xã phổ biến giáo dục pháp luật
II) Phòng chống ma túy, tác hại của thuốc lá điện tử (nhận biết được các loại ma túy thường gặp đặc biệt là các loại ma túy xâm nhập vào trường học, từ chối khi có người rủ rê sử dụng):
- Hỏi nhận thức về thuốc lá điện tử là gì. Hành vi tàng trữ, mua bán, hút thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử bị nghiêm cấm trong nhà trường. Thuốc lá điện tử sử dụng tinh dầu tạo khói chứa nhiều hóa chất độc hại đặc biệt là nicotin là chất gây nghiện, gây ung thư phổi, làm hủy hoại tế bào não đặc biệt đối với học sinh trong độ tuổi đang phát triển, ngoài ra thuốc lá điện tử sử dụng bằng pin có thể phát nổ gây nguy hiểm tính mạng cho người sử dụng
- Thực trạng sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa, theo thống kê có tới 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên trong độ tuổi từ 15 đến 25. Hiện nay tình trang ma túy xâm nhập vào nhà trường đang xuất hiện ngày một nhiều và nhiều hình thức tinh vi.
* Theo Luật phòng, chống ma túy 2021, định nghĩa:
- Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
+ Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
+ Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Giới thiệu một số loại ma túy thường gặp, tác hại giúp hs nhận biết để từ chối khi có người rủ rê sử dụng.
- Tuyên truyền các quy định pháp luật về ma túy (Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi bị áp dụng biện pháp đưa đi CNBB; mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất trái phép ma túy bị xử lý hình sự, phạt tù có thời hạn, chung thân hoặc tử hình)
- Tuyên truyền một số biểu hiện thường gặp của người nghiện ma túy
+ Người nghiện sống phụ thuộc vào thuốc nên sức khỏe rất yếu, hệ miễn
dịch kém nên rất dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh đặc biệt là các loại bệnh truyền nhiễm.
+ Những người nghiện thường mất hết niềm tin vào cuộc sống, thiếu ý chí quyết tâm, tỏ ra lập dị và khó hiểu. Bị suy giảm trong mọi chức năng (trí nhớ, tư duy). Mất phương hướng, làm những việc tiêu cực như ăn cắp ăn trộm và không cảm thấy hứng thú trong bất cứ hoạt động sống nào
+ Họ sống vật vờ cô lập vì sợ sự ồn ào và muốn lẩn tránh người khác.
+ Giờ giấc sinh hoạt thay đổi thất thường: ngủ nhiều vào ban ngày nhưng đêm lại thường ít ngủ, thức khuya, dậy muộn
+ Đến một giờ cố định trong ngày, dù có bận việc thì người nghiện cũng tìm cách lẩn ra khỏi nhà để đến nơi sử dụng ma túy để thỏa cơn nghiện.
+ Thường tụ tập với đám bạn bè xấu, thường là những người vô công rỗi nghề, và những người sử dụng ma túy khác.
+ Thường ngáp vặt trong ngày, người thơ thẩn.
+ Người nghiện không muốn làm bất cứ việc gì, đặc biệt là lao động chân tay, kể cả tắm gội, giặt giũ.
+ Trong túi quần, túi áo hoặc cặp xách thường có thuốc lá, kẹo cao su, giấy bạc bật lửa .
+ Trên người nghiện ma túy có nhiều nốt châm kim nhỏ, thường là cổ tay, bắp tay, mu bàn tay, khủy tay Cho nên những người nghiện thường hay mặc quần áo dài để tránh sự chú ý của những người khác.
+ Nhu cầu chi tiêu ngày càng nhiều vì càng ngày nhu cầu dùng thuốc càng tăng. Nếu không có tiền họ sẽ xin người thân, bán hết đồ đạc, vay nợ, ăn cắp vặt.
+Do sử dụng ma túy khiến não bộ giải phóng hormon dopamine và adrenaline cao gấp 15 lần người bình thường. Những chất này làm cơ thể phê cảm thấy tràn đầy năng lượng, không ăn uống mà vẫn thấy no, từ đó dẫn tới sụt cân, kiệt sức.
- Tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy của học sinh.
Tuyên truyền về pháo nổ
III) Pháo(nắm được các quy định của pháp luật về pháo, nắm được tác hại của việc tự chế pháo, cách sử dụng pháo hợp pháp, an toàn):
(Căn cứ tuyên truyền: Bộ luật hình sự; Nghị định 137/2020/NĐ-CP; Nghị định 144/2021/NĐ-CP, điều 11)
- Phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ
+ Pháo hoa: tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian; không gây ra tiếng nổ
+ Pháo hoa nổ: gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian
(Chỉ các cơ quan, tổ chức được ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ tướng chính phủ cho phép mới được sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu và pháo hoa nổ phải do tổ chức doanh nghiệp của Bộ quốc phòng cung cấp)
* Theo Điều 17 Nghị định 137/2022/ND-CP về quy định sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Từ đủ 18 tuổi) được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
- Nhiêm cấm các tổ chức, cá nhân chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại pháo nọi hành vi vi phạm tùy tính chất sẽ bị xử phạt đến 100tr đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuyên truyền về tác hại, nguy hiểm của pháo lậu, của hành vi tự chế tạo pháo:
- Hiện nay tình trạng các em học sinh lên trêng mạng học các chế tạo pháo sau đó mua về quấn vào giấy và tự chế tạo gây nên nhiều vụ tai nạn do nổ pháo tự chế dẫn đên thiệt hại về người và tài sản.
+ Khói chứa các chất độc hại như: CO, sunfurơ (SO2), bụi thủy ngân, bụi kim loại. Các chất độc này có thể gây phù các mao mạch gây co thắt khí quản, tắc đường thở. Bụi khói của pháo sáng gây tác hại trực tiếp đến mắt, từ chảy nước mắt đến loét giác mạc. Ngoài ra còn gây sốc và hôn mê, tổn hại trực tiếp đến thần kinh.
Lấy các ví dụ những vụ nổ pháo tự chế như vụ nổ pháo trong quán cafe ở nghệ an khiến 1 thanh niên bị thương ở vùng bụng và tay; 2 em học sinh tử vong do chế tự chế pháo nổ ở Đăk Lăk,.....
- Ngoài ra mặc dù các tổ chức, cá nhân, cá nhân được phép sử dụng pháo hoa, nhưng nếu sử dụng pháo hoa tại nơi công cộng gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc gây ảnh hưởng đến ANTT thì sẽ bị xử lý hình sự.
Lấy ví dụ .........
- Khuyến cáo khi sử dụng pháo hoa của bộ quốc phòng:
+ Trong quá trình sử dụng pháo không để quá gần người, tránh tiếp xúc với quần áo hoặc những đồ vật dễ cháy nổ.
+ Khi pháo hết cháy cần đợi đến lúc không còn tàn lửa, sau đó mới bỏ vào thùng rác.
+ Bảo quản pháo hoa tại khu vực khô ráo và để xa tầm tay trẻ em.
+ Không được sử dụng pháo ở nơi có chứa những chất dễ gây cháy, nổ ( Như trong nhà kho, xưởng gỗ, gần nguồn điện, trần tôn có xốp,....)
+ Với người già, trẻ, người bị bệnh hô hấp không đứng trong khu vực có khói pháo
IV. BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1. Khái niệm
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học và mang vũ khí đến trường.
2. Thực trạng
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
3. Hậu quả
* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác, tinh thần.
Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi. Đồng thời nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này. Thậm chí có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.
Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rất có thể bị rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.
Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.
* Ảnh hưởng đến gia đình
Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.
Dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng trong nuôi dạy con, gia đình phải mất một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả, gia đình mất người thân thì không có gì bù đắp được; các phụ huynh khác thì lo lắng cho sự an toàn của con em khi tới trường.
* Ảnh hưởng đến nhà trường
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.
Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng.
* Ảnh hưởng đến xã hội
Gây mất trật tự an ninh xã hội.
Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá như tinh thần tương thân tương ái, tôn sư trọng đạo Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo, con cái cãi lại bố mẹ. Nếu không có biện pháp thì nó sẽ tiếp tục lây lan, làm ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội của cả một quốc gia.
Bạn bè đối xử thô bạo, đánh nhau, xúc phạm, làm tổn thương nhau Chính những hành động ấy đã làm lu mờ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp thương người như thể thương thân của dân tộc ta; không những thế nó còn thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng lên án.
4. Cách phòng tránh bạo lực học đường:
* Đối với học sinh:
- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
- Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.
- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
- Học cách kiềm chế cảm súc.
- Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.
* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:
- Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyeenjj mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.
- Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
- Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh.
- Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.
* Đối với giáo viên
- Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.
- Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm haowjc tham gia giảng dạy.
- Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.
- Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
- Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
* Đối với gia đình:
- Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái
- Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
Bùi Đình Phong Trưởng công an xã
- THÔNG BÁO Về việc giao nhận quân năm 2025
- XÃ HOẰNG HẢI PHÁT LỆNH GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ NĂM 2025
- HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG THCS XÃ HOẰNG HẢI Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trước, trong và sau tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Bài tuyên truyền tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo nổ
- HOẰNG HẢI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NHIỆM VỤ XDCS VÀ THỰC HIỆN QCDC Ở CƠ SỞ, TỔNG KẾT CÔNG TÁC QS – QP, TỔNG KẾT CÔNG TÁC GIÁO DỤC QP – AN, KÝ KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QS – QP NĂM 2025 VÀ SƠ KẾT 3 NĂM THỰC HIỆN MÔ HÌNH “ CHÍNH QUYỀN THÂN THIỆN VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ”
- Thông báo khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025 tại Ban chỉ huy quân sự huyện Hoằng Hóa
- Hội đồng NVQS xã Hoằng HẢI tổ chức khám sơ tuyển NVQS năm 2025
- Khai mạc huấn luyện dân quân biển năm 2021
- Hội nghị phân công giao nhiệm vụ diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2021.
- Thanh niên huyện Hoằng Hóa sẵn sàng lên đường nhập ngũ 2021.
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 5 tháng 4/2025 (Từ ngày 28/4/2025 đến 29/4/2025)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 04/2025 (Từ ngày 21/04/2025 đến 26/04/2025
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 3 tháng 4/2025 (Từ ngày 14/4/2025 đến 18/4/2025)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 2 tháng 4/2025 (Từ ngày 07/4/2025 đến 11/4/2025)
- Công Khai kết quả giải quyết TTHC hành chính tuần 01, tháng 04/2025 (Từ ngày 31/3/2025 đến ngày 04/4/2025)